toggle menu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fetomin và vai trò đối với mẹ bầu

Bổ sung đầy đủ sắt cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đọc ngay bài viết sau để biết cách bổ sung sắt hợp lý cho mẹ bầu.

Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, bổ sung sắt là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bổ sung sắt hợp lý và hiệu quả. Hãy cùng chuyên gia tìm câu trả lời trong bài viết sau.

1. Tác dụng của sắt đối với mẹ bầu

Sắt có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não ở trẻ. Trong 10 – 16 ngày đầu khi thụ thai, sắt cùng với acid folic tham gia tạo tế bào thần kinh cho thai nhi. Vì vậy bổ sung sắt đầy đủ cho mẹ vào giai đoạn đầu của thai kỳ là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển trí tuệ ở trẻ.

Sắt có vai trò tạo nhân tế bào hồng cầu, tạo máu cho mẹ và bé. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của mẹ bầu tăng 50% so với bình thường. Theo nghiên cứu, thiếu máu do thiếu sắt gặp phải ở phụ nữ có thai với tỉ lệ lên đến 41,8 %, nghĩa là trung bình cứ 100 phụ nữ có thai thì có đến 42 bà mẹ gặp phải tình trạng này. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung sắt đầy đủ để phòng ngừa thiếu máu thai kỳ, đảm bảo đủ máu cho cả mẹ và thai nhi.

Sắt tham gia tổng hợp hemoglobin và myoglobin, giúp vận chuyển và dự trữ oxy cho cơ thể. Ở phụ nữ có thai, nhu cầu oxy đến từ cả thai nhi nên cần nhiều sắt hơn để cung cấp oxy đầy đủ cho mẹ và bé. Không cung cấp đủ oxy sẽ làm cho mẹ mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu do thiếu oxy lên não và các cơ quan khác.

Sắt tham gia cấu tạo nên một số enzym miễn dịch. Do đó giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, hạn chế nhiễm trùng, giúp mẹ và bé có 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. 

Ngoài ra, sắt còn tạo cảm giác ngon miệng. 

Bên cạnh đó, mẹ thiếu máu do thiếu sắt trong quá trình mang thai sẽ khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc chứng thiếu máu do thiếu sắt giống mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt:

– Đối với mẹ bầu: Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, tiền sản giật, sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết, nhiễm trùng sau sinh.
– Đối với thai nhi: Trẻ đẻ non thiếu tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

2. Nhu cầu sắt ở mẹ bầu

Trước khi mang thai, cơ thể phụ nữ cần cung cấp 15 – 18mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng đủ lượng sắt như khuyến nghị.

Khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể mẹ bầu tăng gần gấp đôi, 27mg sắt mỗi ngày. Nếu bổ sung dưới lượng sắt trên, mẹ bầu sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Nhu cầu sắt theo lứa tuổi, giới tính và một số đối tượng đặc biệt

Nhu cầu sắt theo lứa tuổi, giới tính và một số đối tượng đặc biệt

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ngay khi phát hiện có thai, mẹ bầu nên bổ sung ngay viên sắt kèm acid folic mỗi ngày, dùng trong suốt thai kỳ cho đến sau khi sinh 1 tháng. Liều khuyến cáo là 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic một ngày.

Với những mẹ bầu được chẩn đoán là thiếu máu do thiếu sắt có thể được chỉ định điều trị lên tới 100mg sắt mỗi ngày. Thậm chí nhiều mẹ bầu bị thiếu máu nghiêm trọng do thiếu sắt sẽ phải nằm viện truyền máu đến khi ổn định.

3. Mẹ bầu bổ sung sắt như thế nào

Mẹ bầu có thể bổ sung sắt từ 2 nguồn là từ thức ăn và từ thực phẩm chức năng/ viên thuốc sắt với rất nhiều lựa chọn phong phú, đa dạng.

3.1. Bổ sung sắt từ thức ăn

Thức ăn hàng ngày là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể tham khảo các loại thực phẩm giàu sắt sau:

– Các loại thịt có màu đỏ: Thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá ngừ,…
– Gan và nội tạng động vật: Các loại nội tạng phổ biến và dễ chế biến là gan, thận, não và tim đều chứa nhiều chất sắt.
– Động vật thân mềm: Sò, ốc, trai, nghêu,…
– Các loại đậu, hạt, ngũ cốc: Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu nành, yến mạch, hạt óc chó, hạnh nhân, macca,…
– Các loại rau có lá xanh đậm: Rau chân vịt (cải bó xôi), cải xanh, súp lơ,…

Trong đó, cơ thể có khả năng hấp thu sắt có nguồn gốc từ thực vật tốt hơn sắt có nguồn gốc từ động vật. Trung bình, cơ thể chỉ hấp thu được 10% lượng sắt nạp vào. Trong khi đó, nhu cầu sắt của mẹ bầu khá cao (27mg/ngày). Vì nhiều lý do khác nhau mà rất nhiều mẹ bầu không thể nạp đủ sắt trong bữa ăn hàng ngày. Vì vậy bên cạnh việc bổ sung sắt bằng thức ăn giàu sắt, việc sử dụng thuốc/ thực phẩm bổ sung sắt là cần thiết.

Ngoài bổ sung sắt, mẹ bầu nên bổ sung thêm các chất sau để quá trình tạo máu dễ dàng hơn:

– Folat và các acid folic tổng hợp: Có nhiều trong trái cây, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc, bánh mì,…
– Vitamin B12: Có nhiều trong thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, đậu nành,…

3.2 Bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng/thuốc sắt

Để đảm bảo chất lượng, mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm chức năng/ thuốc sắt có những đặc điểm sau:

– Dạng thuốc: Ưu tiên chọn dạng sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate) hơn sắt vô cơ (Sắt sulfate) vì sắt hữu cơ dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón.
– Thành phần: Ngoài thành phần chính là sắt, có bổ sung thêm các chất khác như acid folic, vitamin B12…cho quá trình tạo máu.
– Nguồn gốc: Xuất xứ rõ ràng, mua ở những điểm bán hàng uy tín.

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thực phẩm chức năng/ thuốc bổ sung sắt cho mẹ bầu. Trong số đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fetomin được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì các đặc điểm vượt trội sau:

– Nguồn gốc Đức (Compendium GmbH), tiêu chuẩn chất lượng cao, sản phẩm đã có mặt ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ…
– Sắt hữu cơ dễ hấp thu, không mùi; bổ sung thêm acid folic và vitamin B12 hỗ trợ tăng khả năng tạo máu.
– Thành phần có thêm chất xơ hòa tan giúp cải thiện tình trạng táo bón dễ gặp phải.
– Bổ sung thêm các vitamin cần thiết cho sức đề kháng của mẹ và hệ thần kinh của thai nhi.

4. Lưu ý cho bà bầu khi dùng thực phẩm chức năng/ thuốc bổ sung sắt

Để bổ sung sắt đúng cách và hiệu quả, mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề sau:

– Uống sắt sau khi ăn 1 – 2 giờ: Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, vì vậy nên uống sắt lúc bụng đói và uống kèm với nước giàu vitamin C như nước cam, chanh để sắt được hấp thu tốt nhất.
– Không nên dùng sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hoặc thực phẩm giàu canxi: Do canxi trong sữa, thực phẩm sẽ cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
– Uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Để tránh gây táo bón cho mẹ bầu. Với những sản phẩm có chứa chất xơ hòa tan Prebiotic như Fetomin, vấn đề nguy cơ táo bón sẽ được giảm thiểu cho mẹ bầu.

Với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fetomin chứa Prebiotic, táo bón khi mang thai không còn là nỗi lo cho mẹ bầu

– Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Trước khi dùng thuốc hay thực phẩm bổ sung sắt, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, nếu dùng quá liều trong thời gian dài có thể gây nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường.

Ngoài ra: các bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (tan máu bẩm sinh Thalassemia, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu huyết tán, suy tủy…) thì KHÔNG được dùng loại thuốc có sắt.

Bổ sung sắt đúng cách và an toàn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ là việc làm cực kì cần thiết và quan trọng cho sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của bé. Nếu có bất cứ băn khoăn gì về bổ sung sắt hợp lý cho mẹ bầu, mẹ có thể liên hệ số hotline 024 3998 8879 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.